Archive for Tháng Sáu, 2013

Giải đề thi toán vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa năm 2013-2014

Do có một số phản hồi từ Quý PH nên tôi xin có vài lời, đây là những bài làm do các em HS của Tôi gửi đến. Tôi muốn động viên tinh thần các em do đó Tôi đưa bài làm các em vào đáp án. Quý PH vui lòng comment có lịch sự để nếu các em lỡ có đọc cũng cảm thấy mình đụơc tôn trọng và những gì mình làm là có ý nghĩa. Xin mọi nguời hãy thử đặt mình vào vị trí của cha mẹ và HS để comment. Xin cảm ơn.

 

Câu 1:

a. A =  ( 3,588 : 2,3 + 2,2278 : 2,37) x 1,2

= ( 1,56 + 0,94) x 1,2

= 2,5  x 1,2

= 3

b.

giai1b

Câu 2: 

a. SỐ hình vuông để ghép đụơc cạnh AB dài 48cm:

48 : 4 = 12 (hình vuông)

Ta thấy các hình vuông ghép lại với nhau thì mỗi hình chỉ cần dùng 3 que ghép lại với nhau. Riêng hình vuông cuối cùng phải dùng 4 que để kết thúc đoạn hình chữ nhật trên . Do đó số que tính cần dùng là:

(12 – 1 ) x 3 + 4 = 37 ( que tính)

b. Số hình vuông có thể ghép từ 61 que tính là:

(61 – 4 ) : 3 + 1 = 20 ( hình vuông)

Chiều dài đoạn AB:

20 x 4 = 80 ( cm)

Đáp số: a. 37 que

b. 80 cm

Câu 3: 

Tổng của số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba là:

4,2 x 3 = 12,6

Ta có sơ đồ:

giaicãu4

Trung bình cộng bốn số là:

( 12,6 – 0,6 ) : 3 = 4

Số thứ tư là:

4 – 0,6 = 3,4

Đáp số 3,4

Câu 4:

Theo đề bài ta có sơ đồ sau khi thay đổi:

cãu4giai

Tổng số phần bằng nhau:

2 + 2 + 3 = 7 ( phần)

Số dầu thùng 1 lúc sau:

(123 – 4 ) : 7 x 2 =34 ( lít)

Số dầu thùng 2 lúc sau:

34 + 4 = 38 ( lít)

Số dầu thùng 1 ban đầu:

34 + 5 – 9 = 30 ( lít )

Số dầu thùng 2 ban đầu:

38  – 5 + 7 = 40 ( lít)

Số dầu thùng 3 ban đầu:

123 – 30 – 40 = 53 ( lít)

Đáp số:

thùng 1: 30 lít

thùng 2 : 40 lít

thùng 3 : 53 lít

Câu 5 : 

cạu5(2013-2014)

a. Vì 2 hình tròn có bán kính là các cạnh của hình vuông ABCD do đó 2 hình tròn bằng nhau

Ta thấy 4 = 2 x 2

do đó cạnh hình vuông ABCD  hay bán kính mỗi hình tròn là 2cm

Diện tích mỗi hình tròn là:

2 x 2 x 3,14 = 12,56 ( cm2)

b. Ta vẽ thêm 2 hình tròn  bằng với 2 hình tròn ban đầu như hình vẽ

bai5giai

Ta thấy hình vuông BEFG có cạnh gấp đôi  cạnh hình vuông ABCD. Cạnh hình vuông BEFG là:

2 x 2 = 4 ( cm)

Diện tích hình vuông BEFG là:

4 x 4 = 16 (cm2 )

Ta thấy:

HÌnh vuông BEFG đụơc chia thành 4 chiếc lá tô màu xám và 4 phần màu hồng có diện tích bằng nhau. Mặt khác diện tích hình vuông BEFG còn có thể đụơc chia thành 2 nửa hình tròn đối diện nhau và 2 phần màu hồng.

Do đó diện tích 2 phần màu hồng là:

16 – 12,56 = 3,44 (cm2)

Diện tích 4 chiếc lá là:

16 – (3,44 x 2 )= 9,12 (cm2)

Diện tích 1 chiếc lá là:

9,12 : 4 = 2,28 (cm2)

Đáp số: a. 12,56 cm2

b. 2,28 cm2

Chúc mọi ngùơi làm đúng!!!! Lần này Tiếng Việt  cô đã ôn 4/5 câu ( trừ câu tiếng việt) , Toán đụơc 90% rồi nhé. Phần còn lại là bản lĩnh của từng đứa, cô hi vọng tất cả các con đều đạt điểm cao. Cô không mong các con đậu vì cô mà đó là tuơng lai của các con, sự thành công trong tuơng lai 1 phần là nhờ kỳ thi này. Cảm ơn các con đã học với cô để cô biết cô cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, cần phải cố gắng hơn mỗi ngày…..cảm ơn các con!!!!

Đề thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa môn toán năm học 2013-2014

Câu 1: ( 2 điểm)

a. A =  ( 3,588 : 2,3 + 2,2278 : 2,37) x 1,2

cáu1b(2013-2014)

Câu 2: (2 điểm)

Bạn Khôi dùng những que tính có độ dài 4 cm để ghép lại thành các hình vuông như hình vẽ duới đây:

cau2(2013-2014)

a. Nếu cạnh AB dài 48cm thì bạn Khôi đã dùng tất cả bao nhiêu que tính để ghép đụơc hình trên?

b. Nếu bạn Khôi dùng tât cả 61 que tính thì cạnh AB có độ dài bao nhiêu xăng – ti – mét?

Câu 3: ( 2 điểm)

Cho bốn số, trong đó trung bình cộng của ba số: số thứ nhất,  số thứ hai, số thứ ba là 4,2. Tìm số thứ tư, biết rằng số thứ tư nhỏ hơn trung bình cộng của cả bốn số là 0,6.

Câu 4: ( 2 điểm)

Có ba thùng dầu đựng tổng cộng 123 lít dầu. Nếu đổ từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai 5 lít, rồi đổ từ thùng thứ hai sang thùng thứ ba 7 lít, tiếp tục đổ từ thùng thứ ba sang thùng thứ nhất 9 lít thì số dầu ở thùng thứ nhất sẽ ít hơn số dầu ở thùng thứ hai 4 lít và bằng 2/3 số dầu ở thùng thứ ba. Tính số lít dầu ở mỗi thùng lúc đầu?

Câu 5 : ( 2 điểm )

cạu5(2013-2014)Cho hình vẽ bên, biết ABCD là hình vuông, có diện tích 4 cm2. Mỗi hình tròn có hai đuờng kính ( như hình vẽ ), đụơc chia thành bốn phần có diện tích bằng nhau.

a. Tính diện tích mỗi hình tròn.

b. Tính diện tích hình cái lá ( phần tô đậm).

( Học sinh không cần vẽ lại hình)

Gợi ý về đề thi Tiếng Việt năm 2013 -2014

Thế là ngày thi đầu tiên cũng đã kết thúc tốt đẹp. Cô rất vui vì nhận đụơc rất nhiều cuộc điện thoại của các con thông báo tin vui . Trong 5 câu lần này, 4 câu văn chúng ta đều đã ôn hết rồi đấy nhé! Chỉ còn chờ kết quả nữa thôi. Cô gợi ý lại đề văn để chúng ta yên tâm này

Câu 1 : ( 1 điểm)

                                                                Quê huơng là cánh diều biếc

                                                                 Tuổi thơ con thả trên đồng

                                                                 Quê huơng là con đò nhỏ

                                                                 Êm đềm khua núơc ven sông.

( Đỗ Trung Quân – Quê Huơng)

Trong khổ thơ trên, tác giả cảm nhận về quê huơng qua những hình ảnh cụ thể nào? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh ấy?

Gợi ý:

Trong khổ thơ trên, tác giả Đỗ Trung Quân đã rất thành công khi khắc hoạ hình ảnh thôn quê Việt Nam rất đỗi thân thuơng, mộc mạc. Những hình ảnh tuổi thơ về quê huơng đụơc tác giả thể hiện thật dịu dàng, lãng mạn. Quê huơng không phải là gì xa lạ, đó  là ” cánh diều biếc”, là “con đò nhỏ” , là  những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ mỗi ngùơi. Ắt hẳn tuổi thơ của nhà thơ bình yên lắm, bên làng quê ven sông, bên cánh đồng đầy ắp tiếng cùơi mùa gặt lúa….Ôi thân yêu làm sao hai tiếng ” quê huơng”, dù đi bất cứ đâu, dù có sinh ra ở nông thôn hay ở thành thị, mỗi con ngùơi chúng ta  đều có một quê huơng – đó là những gì gần gũi với cuộc sống, với tuổi thơ mỗi ngùơi, hãy trân trọng và giữ gìn những hình ảnh đẹp ấy để sau này chúng ta có thể tự hào về chính  cái đụơc gọi là ” quê huơng”….

Câu 2: ( 1 điểm )

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vuơng, tôi thuờng tuởng tuợng đến một trang nam nhi, sức vóc khác ngùơi, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồntất cả mọi nguời thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc.

( Nguyễn Đình Thi)

Trong đoạn văn trên, ngùơi viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vuơng? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?

Gợi ý:

Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng từ ” một trang nam nhi” và ” tráng sĩ ấy”  để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vuơng. Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh lặp từ, làm cho bài văn đa dạng,  sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết giữa các câu trong đoạn.

Câu 3: ( 3 điểm)

Theo chủ điểm Vì hạnh phúc con nguời, có nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên hạnh phúc trong gia đình như: giàu có, hoà thuận, con cái học giỏi,….

Hãy viết đoạn văn ( từ 8 đến 10 câu) về một yếu tố mà em cho là quan trọng để tạo nên hạnh phúc từ trong gia đình.

Gợi ý:

– Trúơc hết chọn 1 chủ đề để phát triển và chứng minh ý kiến của mình.

Bài này có thiên huớng về bài văn chứng minh.

Dàn bài:

1. Mở đoạn: nêu đụơc yếu tố mình cho là đúng

2. Thân đoạn:

– Nêu lý do yếu tố của mình ảnh huởng quan trọng nhất đến hạnh  phúc từ trong gia đình.

– Ví dụ để chứng minh cho lời giải thích ấy là đúng.

– Liên hệ thực tế ngày nay, phản biện.

3. Kết đoạn: nêu đụơc cảm xúc của mình về hạnh phúc gia đình, tóm ý để kết thúc đoạn văn, nhấn mạnh 1 lần nữa yếu tố quyết định của cá nhân.

Câu 4 : ( 5 điểm)

                                                                                   Thời gian chạy qua tóc mẹ

                                                                                   Một  màu trắng đến nôn nao

                                                                                  Lưng mẹ cứ còng dần xuống

                                                                                  Cho con ngày một thêm cao

( Truơng Nam Huơng – Trong lời mẹ hát)

Với cảm xúc đụơc gợi ra từ khổ thơ trên, em hãy tả lại những đổi thay về ngoại hình của mẹ hoặc ba em theo thời gian và nêu suy nghĩ của em về sự thay đổi ấy.

Gợi ý:

Yêu cầu của đề bài:

– Phải tả kết hợp nêu cảm xúc về sự thay đổi ngoại hình của ba hoặc mẹ theo thứ tự về thời gian. Có thể viết từ hiện tại trở về quá khứ hoặc  từ quá khứ theo từng mốc thời gian đến thời điểm hiện tại.

– Điểm mấu chốt ở đây là phải diễn tả cảm xúc cũng như hiểu biết và suy nghĩ về sự hi sinh của cha mẹ dành cho chúng ta. Phải viết giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc. Có thể có nhiều cách viết nhưng phải bộc lộ đuợc cảm xúc trong bài văn

Đề thi tiếng việt vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa năm học 2013 -2014

Câu 1 : ( 1 điểm)

                                                                Quê huơng là cánh diều biếc

                                                                 Tuổi thơ con thả trên đồng

                                                                 Quê huơng là con đò nhỏ

                                                                 Êm đềm khua núơc ven sông.

( Đỗ Trung Quân – Quê Huơng)

Trong khổ thơ trên, tác giả cảm nhận về quê huơng qua những hình ảnh cụ thể nào? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh ấy?

Câu 2: ( 1 điểm )

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vuơng, tôi thuờng tuởng tuợng đến một trang nam nhi, sức vóc khác ngùơi, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồntất cả mọi nguời thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc.

                                                                             ( Nguyễn Đình Thi)

  Trong đoạn văn trên, ngùơi viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vuơng? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?

Câu 3: ( 3 điểm)

Theo chủ điểm Vì hạnh phúc con nguời, có nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên hạnh phúc trong gia đình như: giàu có, hoà thuận, con cái học giỏi,….

Hãy viết đoạn văn ( từ 8 đến 10 câu) về một yếu tố mà em cho là quan trọng để tạo nên hạnh phúc từ trong gia đình.

Câu 4 : ( 5 điểm)

                                                                                   Thời gian chạy qua tóc mẹ

                                                                                   Một  màu trắng đến nôn nao

                                                                                  Lưng mẹ cứ còng dần xuống

                                                                                  Cho con ngày một thêm cao

( Truơng Nam Huơng – Trong lời mẹ hát)

Với cảm xúc đụơc gợi ra từ khổ thơ trên, em hãy tả lại những đổi thay về ngoại hình của mẹ hoặc ba em theo thời gian và nêu suy nghĩ của em về sự thay đổi ấy.

………………HẾT…………………….

Vài lời cùng các sĩ tử

Xin chào các con,

Vẫn như thông lệ hằng năm, cứ đến tháng 6 là chúng ta lại chuẩn bị cho kỳ thi búơc vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa – và đây cũng chính là cái ” duyên” cho  cô và các con đụơc gặp nhau. Gặp nhau, cùng nhau vựot qua hết các dạng Toán và Văn trong súôt 2 tháng qua đủ để chúng ta trở thành những nguời ” bạn” tốt, những ngùơi ” thân” có thể sẻ chia khó khăn, vui buồn trong học tập cũng như cuộc sống các con nhỉ? Hôm nay các con đi thi với những hành trang có thể chưa thật đầy đủ nhưng hãy luôn tự tin vào chính mình, bình tĩnh vuợt qua tốt kỳ thi này các con nhé. Cô mong những gì chúng ta đã học trong 2 tháng qua sẽ là hành trang vững chắc cho các con trong tuơng lai. Cô luôn TỰ HÀO  về các con!

Về việc mở lớp ôn luyện trong hè 2013 đợt 2 ( tháng 7 /2013)

Kính thưa Quý Phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh thân  mến,

Đầu tiên Tôi xin tri ân sự tin tưởng và quan tâm của Quý PH và các em HS dành cho Tôi trong thời gian qua. Hiện nay, do yêu cầu của các Quý PH về việc mở thêm lớp dạy cho các cháu ôn thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, tôi xin có phản hồi như  sau:

1.  Các lớp ôn luyện bắt đầu nhận HS từ ngày 21/06/2013 cho đến cuối tháng 6.  Có 3 chương trình học : Toán – Văn, lớp Toán chuyên biệt và lớp luyện Văn chuyên biệt. Dự kiến kiểm tra đầu vào đợt 2 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6.

2. Không nhận quá 10 HS / lớp ( nếu các HS có triển vọng, có thể sỉ số dưới  10 HS. Tôi sẽ ưu tiên dạy ít để có chất lượng). Các bé sau khi đăng ký sẽ được kiểm tra chất lượng, HS cần phải có tinh thần học tập tích cực, chăm ngoan, lễ phép. Thi vào lớp 6 TĐN là một môi trường khắc nghiệt, đòi hỏi sự tập trung và ý thức cao độ do đó tôi muốn đồng hành cùng những HS hiểu rõ mục đích học của bản thân.

3. Quý PH có thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Ms. Hương

ĐT: 0906601757

Email: boiduongvanhoaTDN@gmail.com

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự  quan tâm và tin tưởng của Quý PH và các em HS ! Hi vọng Tôi có thể góp phần nhỏ bé của mình vào sự thành công to lớn của các Cháu mai sau!

Đọc và cảm nhận về bài thơ ” Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ,…

 

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. “Bài thơ về tiểu đội không kính” (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió – hình ảnh có sức hấp dẫn đặc biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới lạ. Xưa nay, hình ảnh xe cộ trong chiến tranh đi vào thơ ca thường được mỹ lệ hoá, tượng trưng ước lệ chứ không được miêu tả cụ thể, thực tế đến trần trụi như cách tả của Phạm Tiến Duật. Với bút pháp hiện thực như bút pháp miêu tả “anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp” của Chính Hữu trong bài Đồng chí (1948), Phạm Tiến Duật đã ghi nhận, giải thích về “những chiếc xe không kính” thật đơn giản, tự nhiên :

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe ban đầu vốn tốt, mới trở thành hư hỏng : không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước. Hìmh ảnh những chiếc xe không kính không hiếm trong chiến tranh chống Mỹ trên đường Trường Sơn lửa đạn nhưng phải là một chiến sĩ, một nghệ sĩ tâm hồn nhạy cảm, trực tiếp sẵn sàng chiến đấu cùng những người lính lái xe thì nhà thơ mới phát hiện được chất thơ của hình ảnh ấy để đưa vào thơ ca một cách sáng tạo, nghệ thuật.

Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ.

Mục đích miêu tả những chiếc xe không kính là nhằm ca ngợi những chiến sĩ lái xe. Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường gian khổ, hy sinh.

Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài. Những cảm giác ấy được nhà thơ ghi nhận tinh tế sống động qua những hình ảnh thơ nhân hoá, so sánh và điệp ngữ :

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

Những câu thơ nhịp điệu nhanh mà vẫn nhịp nhàng đều đặn khiến người đọc liên tưởng đến nhịp bánh xe trên đường ra trận. Tất cả sự vật, hình ảnh, cảm xúc mà các chiến sĩ lái xe trực tiếp nhìn thấy, cảm nhận đã biểu hiện thái độ bình tĩnh thản nhiên trước những nguy hiểm của chiến tranh, vì có ung dung thì mới thấy đầy đủ như thế. Các anh nhìn thấy từ “gió”,”con đường” đến cả “sao trời”, “cánh chim”. Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái. Hình ảnh “những cánh chim sa, ùa vào buồng lái” thật sinh động, gợi cảm. Hình ảnh “con đường chạy thẳng vào tim” gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng.

Hiên ngang, bất chấp gian khổ, những người lính lái xe luôn lạc quan tin tưởng chiến thắng. Những câu thơ lặp cấu trúc tự nhiên như văn xuôi, lời nói thường ngày thể hiện hình ảnh đẹp, tự tin, có tính cách ngang tàng:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô, mau thôi.

Phạm Tiến Duật từng là thành viên của đoàn 559 vận tải chiến đấu ở Trường Sơn nên chất lính, tính ngang tàng thể hiện rõ nét trong thơ. Các chiến sĩ lái xe không hề lùi bước trước gian khổ, trước kẻ thù mà trái lại “tiếng hát át tiếng bom”, họ xem đây là cơ hội để thử thách sức mạnh ý chí. Yêu đời, tiếng cười sảng khoái của họ làm quên đi những nguy hiểm. Câu thơ “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” biểu lộ sâu sắc sự lạc quan ấy.

Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó là phẩm chất của người lính. Những khoảnh khắc của chiến tranh, giữa sống chết, những người lính trẻ từ những miền quê khác nhau nhưng cùng một nhiệm vụ, lý tưởng đã gắn bó nhau như ruột thịt, gia đình :

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

“Trời xanh thêm” vì lòng người phơi phới say mê trước những chặng đường đã đi và đang đến. “Trời xanh thêm” vì lòng người luôn có niềm tin về một ngày mai chiến thắng. Những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, trẻ trung sôi nổi, giàu tình đồng chí đồng đội, có lòng yêu nước sâu sắc. Lòng yêu nước là một động lực tạo cho họ ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, đánh bại giặc Mỹ và tay sai để thống nhất Tổ quốc :

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước …

Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc “không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim” .

Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở “trái tim” gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ “chỉ cần trong xe có một trái tim” là chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối, “con mắt của thơ”, làm bật lên chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. Thiếu phương tiện vật chất nhưng những chiến sĩ vận tải Đoàn 559 vẫn hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, nêu cao phẩm chất con người Việt Nam anh hùng như Tố Hữu đã ca ngợi :

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung

Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng

Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ,…Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vính vẻ đẹp phẩm giá con người, hoà nhập với cảm hứng lãng mạn cách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt Nam trong ba mươi năm chống xâm lược 1945 – 1975.

 

Nguồn: văn thi HS giỏi