Posts Tagged ‘điểm thi vào trần đại nghĩa năm 2012’

Vài lời cùng các sĩ tử

Xin chào các con,

Vẫn như thông lệ hằng năm, cứ đến tháng 6 là chúng ta lại chuẩn bị cho kỳ thi búơc vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa – và đây cũng chính là cái ” duyên” cho  cô và các con đụơc gặp nhau. Gặp nhau, cùng nhau vựot qua hết các dạng Toán và Văn trong súôt 2 tháng qua đủ để chúng ta trở thành những nguời ” bạn” tốt, những ngùơi ” thân” có thể sẻ chia khó khăn, vui buồn trong học tập cũng như cuộc sống các con nhỉ? Hôm nay các con đi thi với những hành trang có thể chưa thật đầy đủ nhưng hãy luôn tự tin vào chính mình, bình tĩnh vuợt qua tốt kỳ thi này các con nhé. Cô mong những gì chúng ta đã học trong 2 tháng qua sẽ là hành trang vững chắc cho các con trong tuơng lai. Cô luôn TỰ HÀO  về các con!

Về việc mở lớp ôn luyện trong hè 2013 đợt 2 ( tháng 7 /2013)

Kính thưa Quý Phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh thân  mến,

Đầu tiên Tôi xin tri ân sự tin tưởng và quan tâm của Quý PH và các em HS dành cho Tôi trong thời gian qua. Hiện nay, do yêu cầu của các Quý PH về việc mở thêm lớp dạy cho các cháu ôn thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, tôi xin có phản hồi như  sau:

1.  Các lớp ôn luyện bắt đầu nhận HS từ ngày 21/06/2013 cho đến cuối tháng 6.  Có 3 chương trình học : Toán – Văn, lớp Toán chuyên biệt và lớp luyện Văn chuyên biệt. Dự kiến kiểm tra đầu vào đợt 2 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6.

2. Không nhận quá 10 HS / lớp ( nếu các HS có triển vọng, có thể sỉ số dưới  10 HS. Tôi sẽ ưu tiên dạy ít để có chất lượng). Các bé sau khi đăng ký sẽ được kiểm tra chất lượng, HS cần phải có tinh thần học tập tích cực, chăm ngoan, lễ phép. Thi vào lớp 6 TĐN là một môi trường khắc nghiệt, đòi hỏi sự tập trung và ý thức cao độ do đó tôi muốn đồng hành cùng những HS hiểu rõ mục đích học của bản thân.

3. Quý PH có thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Ms. Hương

ĐT: 0906601757

Email: boiduongvanhoaTDN@gmail.com

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự  quan tâm và tin tưởng của Quý PH và các em HS ! Hi vọng Tôi có thể góp phần nhỏ bé của mình vào sự thành công to lớn của các Cháu mai sau!

Đọc và cảm nhận về bài thơ ” Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ,…

 

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. “Bài thơ về tiểu đội không kính” (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió – hình ảnh có sức hấp dẫn đặc biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới lạ. Xưa nay, hình ảnh xe cộ trong chiến tranh đi vào thơ ca thường được mỹ lệ hoá, tượng trưng ước lệ chứ không được miêu tả cụ thể, thực tế đến trần trụi như cách tả của Phạm Tiến Duật. Với bút pháp hiện thực như bút pháp miêu tả “anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp” của Chính Hữu trong bài Đồng chí (1948), Phạm Tiến Duật đã ghi nhận, giải thích về “những chiếc xe không kính” thật đơn giản, tự nhiên :

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe ban đầu vốn tốt, mới trở thành hư hỏng : không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước. Hìmh ảnh những chiếc xe không kính không hiếm trong chiến tranh chống Mỹ trên đường Trường Sơn lửa đạn nhưng phải là một chiến sĩ, một nghệ sĩ tâm hồn nhạy cảm, trực tiếp sẵn sàng chiến đấu cùng những người lính lái xe thì nhà thơ mới phát hiện được chất thơ của hình ảnh ấy để đưa vào thơ ca một cách sáng tạo, nghệ thuật.

Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ.

Mục đích miêu tả những chiếc xe không kính là nhằm ca ngợi những chiến sĩ lái xe. Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường gian khổ, hy sinh.

Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài. Những cảm giác ấy được nhà thơ ghi nhận tinh tế sống động qua những hình ảnh thơ nhân hoá, so sánh và điệp ngữ :

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

Những câu thơ nhịp điệu nhanh mà vẫn nhịp nhàng đều đặn khiến người đọc liên tưởng đến nhịp bánh xe trên đường ra trận. Tất cả sự vật, hình ảnh, cảm xúc mà các chiến sĩ lái xe trực tiếp nhìn thấy, cảm nhận đã biểu hiện thái độ bình tĩnh thản nhiên trước những nguy hiểm của chiến tranh, vì có ung dung thì mới thấy đầy đủ như thế. Các anh nhìn thấy từ “gió”,”con đường” đến cả “sao trời”, “cánh chim”. Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái. Hình ảnh “những cánh chim sa, ùa vào buồng lái” thật sinh động, gợi cảm. Hình ảnh “con đường chạy thẳng vào tim” gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng.

Hiên ngang, bất chấp gian khổ, những người lính lái xe luôn lạc quan tin tưởng chiến thắng. Những câu thơ lặp cấu trúc tự nhiên như văn xuôi, lời nói thường ngày thể hiện hình ảnh đẹp, tự tin, có tính cách ngang tàng:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô, mau thôi.

Phạm Tiến Duật từng là thành viên của đoàn 559 vận tải chiến đấu ở Trường Sơn nên chất lính, tính ngang tàng thể hiện rõ nét trong thơ. Các chiến sĩ lái xe không hề lùi bước trước gian khổ, trước kẻ thù mà trái lại “tiếng hát át tiếng bom”, họ xem đây là cơ hội để thử thách sức mạnh ý chí. Yêu đời, tiếng cười sảng khoái của họ làm quên đi những nguy hiểm. Câu thơ “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” biểu lộ sâu sắc sự lạc quan ấy.

Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó là phẩm chất của người lính. Những khoảnh khắc của chiến tranh, giữa sống chết, những người lính trẻ từ những miền quê khác nhau nhưng cùng một nhiệm vụ, lý tưởng đã gắn bó nhau như ruột thịt, gia đình :

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

“Trời xanh thêm” vì lòng người phơi phới say mê trước những chặng đường đã đi và đang đến. “Trời xanh thêm” vì lòng người luôn có niềm tin về một ngày mai chiến thắng. Những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, trẻ trung sôi nổi, giàu tình đồng chí đồng đội, có lòng yêu nước sâu sắc. Lòng yêu nước là một động lực tạo cho họ ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, đánh bại giặc Mỹ và tay sai để thống nhất Tổ quốc :

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước …

Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc “không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim” .

Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở “trái tim” gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ “chỉ cần trong xe có một trái tim” là chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối, “con mắt của thơ”, làm bật lên chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. Thiếu phương tiện vật chất nhưng những chiến sĩ vận tải Đoàn 559 vẫn hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, nêu cao phẩm chất con người Việt Nam anh hùng như Tố Hữu đã ca ngợi :

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung

Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng

Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ,…Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vính vẻ đẹp phẩm giá con người, hoà nhập với cảm hứng lãng mạn cách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt Nam trong ba mươi năm chống xâm lược 1945 – 1975.

 

Nguồn: văn thi HS giỏi

Thông báo lịch kiểm tra ngày 26/5/2013

Xin kính chào Quý Phụ huynh cùng các em Học sinh thân mến!

Nhằm đảm bảo chất luợng đầu vào của học sinh các khoá luyện thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa năm học 2014-2015, Tôi sẽ tổ chức đợt thi kiểm tra chất luợng nhằm đánh giá khả năng học tập của các Cháu và giúp Phụ Huynh định huớng đụơc năng lực cũng như xác định những kiến thức cần phải bổ sung cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa.

Đợt 1 kiểm tra chất luợng đầu vào sẽ đụơc tổ chức vào chủ nhật ngày 26/5/2013. Lịch thi cụ thể như sau:
Buổi sáng:
– 8h30 đến 9h15 : Toán
– 9h15 đến 10h : Văn
– Từ 10h15 : gặp Phụ Huynh trao đổi tình hình học tập của các Cháu
Bủôi chiều:
– 14h30 đến 15h15: Toán
– 15h15 đến 16h: Văn.
– Từ 16h15: gặp Phụ Huynh trao đổi tình hình học tập của các Cháu.
Xin Quý Phụ huynh sắp xếp và gửi lại thông tin cũng như thời gian có thể cho các Cháu đến kiểm tra để Tôi có thể lên lịch hẹn ( 1 buổi chỉ tối đa 6 Phụ Huynh nhằm trao đổi tình hình riêng với từng Phụ Huynh một cách cụ thể). Xin cảm ơn Quý Phụ huynh đã quan tâm và tin tuởng Tôi trong suốt thời gian qua. Hi vọng Tôi có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào thành công trong tuơng lai của các Cháu!
Ms. Huơng
ĐT: 0906601757

 

Về việc mở lớp ôn luyện trong hè 2013

Kính thưa Quý Phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh thân  mến,

Đầu tiên Tôi xin tri ân sự tin tưởng và quan tâm của Quý PH và các em HS dành cho Tôi trong thời gian qua. Hiện nay, do yêu cầu của các Quý PH về việc mở thêm lớp dạy cho các cháu ôn thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, tôi xin có phản hồi như  sau:

1. về lớp ôn luyện môn Văn cho HS lớp 5: do thời gian còn quá ngắn, không đảm bảo chất lượng dạy và học do đó lớp này không được mở thêm. Vì trước đến giờ Tôi luôn đặt chất lượng và trách nhiệm lên hàng đầu do đó thành thật mong  Quý PH thông cảm.

2.  Các lớp ôn luyện bắt đầu nhận HS từ ngày 15/05/2013 cho đến khoảng giữa đầu tháng 6.  Có 3 chương trình học : Toán – Văn, lớp Toán chuyên biệt và lớp luyện Văn chuyên biệt.

3. Không nhận quá 10 HS / lớp ( nếu các HS có triển vọng, có thể sỉ số dưới  10 HS. Tôi sẽ ưu tiên dạy ít để có chất lượng). Các bé sau khi đăng ký sẽ được kiểm tra chất lượng, HS cần phải có tinh thần học tập tích cực, chăm ngoan, lễ phép. Thi vào lớp 6 TĐN là một môi trường khắc nghiệt, đòi hỏi sự tập trung và ý thức cao độ do đó tôi muốn đồng hành cùng những HS hiểu rõ mục đích học của bản thân.

4. Quý PH có thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Ms. Hương

ĐT: 0906601757

Email: boiduongvanhoaTDN@gmail.com

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự  quan tâm và tin tưởng của Quý PH và các em HS ! Hi vọng Tôi có thể góp phần nhỏ bé của mình vào sự thành công to lớn của các Cháu mai sau!

Thông báo về việc mở lớp chuyên luyện Văn thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa

Kính thưa Quý Phụ huynh và các em học sinh thân mến,

Môn Văn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kỳ thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa những năm gần đây. Ví thế, được sự động viên và tin tưởng của các vị Quý Phụ huynh, tôi xin mở lớp chuyên luyện Văn vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa nhằm củng cố và nâng cao kiến thức làm văn không những để thi vào lớp 6 TĐN mà còn sử dụng cả những năm THCS và THPT sau này.

Dự  kiến lớp học sẽ học 2 ngày trong tuần như sau:

– Thời gian học: sáng T7 và CN từ 10h đến 11h30 ( buổi sáng)

– Học phí:  600 000 đồng / tháng

– Sỉ số tối đa: 10 HS

Đây là lớp thí điểm do đó chỉ nhận học sinh lớp 5, những học sinh lớp 3 và lớp 4 có thể đăng ký trước để những lớp sau tôi sẽ sắp xếp mở lớp thêm.

Xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của Quý Phụ huynh trong thời gian qua, tôi hi vọng góp một phần nhỏ của mình vào sự  thành công to lớn sau này của các cháu!

 

Ms. Hương

ĐT: 0906601757

Email: boiduongvanhoaTDN@gmail.com

Lời thầy dạy thưở ấy

Lời thầy dạy thưở ấy

Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.

Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa.
Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…

Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng năm ấy. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thưở học trò có lớn mà không có khôn…

Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt chúng con những bài học về cuộc đời.Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy! 

Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ gì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi… Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.

Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.

Thưở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại… Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.

Thưở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên…

Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện dài.

Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh, hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng quý giá. Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.

Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quanh. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.

Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai… Quá nửa cuộc đời con đã sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi…

Dẫu đông dài, hạ trắng, nắng gắt hay mưa giông…

Những người chèo đò vẫn mải miết qua sông đưa khách…

Dẫu gió lạnh, đèn khuya, lưng áo mỏng…

Thầy tôi trăng hắt những đêm kia, vẫn mải miết chèo đời…

Nguời đàn ông vĩ đại nhất của tôi

Người đàn ông vĩ đại nhất của tôi

Kí ức của tôi về bài văn đầu tiên tôi tả về người tôi yêu nhất hồi còn lớp một “Bố em ban ngày làm việc vất vưởng, ban đêm bố em còn đi đánh tủm. Em thương bố em lắm”

Không phải là một anh hùng hay diễn viên nổi tiếng nào cả, ông chỉ là người đàn ông bình thường với cuộc đời bình thường như bao người khác…

Tôi cũng chỉ nhớ mang máng có ai đã từng nói “ngước nhìn cửa sổ xe bus làm người ta nghĩ đến chuyện đời nhiều hơn”.

Đối với một người thường đi lại bằng phương tiện ấy thì điều đó luôn đúng dù trong bất kể hoàn cảnh nào. Hôm nay cửa sổ xe bus làm tôi nhớ nhiều đến người ấy… Người đáng lẽ ra sẽ chẳng bao giờ có thể xa tôi nhưng lại bỏ đi không một lời từ biệt. Người đáng lẽ ra tôi sẽ phải trả rất nhiều cái nợ ân tình mà người ấy đã dành cho tôi trong suốt cả kí ức của cuộc đời. Trên xe bus, tôi bỗng nhiên nhớ lại nhiều kí ức: vui vẻ và u sầu….

Kí ức của tôi về một người đàn ông to cao, bế trên tay cô bé nhỏ nhắn và cười rạng rỡ đến rơi nước mắt khi tìm được cô gái nhỏ bị lạc. Đứa trẻ dù chưa đủ lớn nhưng vẫn cảm nhận được tình cảm mãnh liệt của ông- Người cha vĩ đại nhất trên đời. Người cha đó chưa từng nhỏ một giọt lệ rơi mà sao cô thấy khóe mắt ông còn ướt.

Kí ức của tôi về bài văn đầu tiên tôi tả về người tôi yêu nhất hồi còn lớp một “Bố em ban ngày làm việc vất vưởng, ban đêm bố em còn đi đánh tủm. Em thương bố em lắm”. Ông đọc xong, cười sằng sặc hôn lấy hôn để đứa con gái. Con bé ngây thơ viết còn sai chính tả- Vất vưởng của bé là vất vả, còn đánh tủm là đi đánh bài, thế mà không cần lời giải thích nào ông vẫn hiểu.

Kí ức của tôi về những mùa đông rét buốt, người đàn ông xoa tay cho tôi trong chăn, mùa đông lạnh, tay tôi còn lạnh hơn, ông cứ xoa cho ấm lại rồi dịu dàng nói:” Tay con sao lạnh thế, nhớ đeo thêm bao tay”.
Kí ức lại về những lần tôi bệnh, ông khám cho tôi, bắt tôi uống thuốc, thuốc đắng tôi không uống, mếu máo khóc. Ông dỗ dành:” Uống đi, bố có kẹo cho con ngậm này, uống ực một phát là hết đắng ngay, nếu đắng thì ngậm kẹo hết đắng”.

Nhớ những lần tôi đi học thêm, ông luôn chở tôi đi, đón tôi về bất kể nắng mưa. Học thêm không có thời gian về nhà, ông toàn chở tôi đi ăn. Nhớ có lần, gọi cho tôi ăn nửa con gà, tôi đưa cho ông cái đùi, ông lắc đầu nói: “Con ăn đi, ăn cho khoẻ mà còn học tiếp. Bố còn để bụng về ăn với mẹ”. Tôi biết ông yêu mẹ lắm và cũng yêu tôi vô cùng tận.

Thương tôi là thế, nhưng ông cũng là người nghiêm khắc. Và cũng chỉ đánh tôi hai lần trong suốt cuộc đời ông:

Lần đầu tiên do ham chơi điện tử bị ông bắt gặp, quất cho hai roi rồi bắt úp mặt vào tường không cho ăn cơm. Nói thế thôi nhưng ông vẫn để phần cơm cho tôi và không quên nhắc mẹ lấy dầu xoa cho tôi.

Ngày ông mất, tôi cũng không được cho hay. Mọi người nói bố tôi đang ở bệnh viện sức khỏe yếu, còn tôi cứ lạy trời lạy phật giúp bố qua khỏi, nếu cho tôi giảm chục năm tuổi thọ tôi cũng cam lòng mà trời không nghe, không ai nghe lời tôi nói cả. Tôi khóc nhiều vì ông thật độc ác, bỏ tôi đi khi tôi chưa làm gì được cho ông. Nếu ông còn sống thì bây giờ sẽ hạnh phúc hơn không?

Tôi muốn ông quay lại, ngay lúc này, ngay bây giờ để nghe tôi kể chuyện, chuyện trên lớp, ở trường hay những điều tôi thường giấu.

Tôi muốn ông quay lại để khi đi lên xe bus, khi chỉ còn một chiếc ghế, tôi sẽ mời ông ngồi còn tôi sẽ rất vui vẻ mà được đứng.

Tôi muốn ông quay lại để thưởng thức tài nấu ăn của tôi. Con gái bố đã hết vụng rồi còn biết nấu ăn nữa đấy. Chắc lúc ấy ông sẽ vui lắm lắm.

Tôi muốn ông quay lại để tôi được đấm bóp, được nhổ tóc bạc cho. Chẳng phải bố vẫn thích thú gọi con để nhổ tóc bạc cho bố hay sao?

Tôi muốn ông quay lại để gom hết tiền lì xì tết cho ông đánh bài. Bố vẫn nhớ luôn trả tiền lãi cho con khi bố đánh thắng và tặng con vài cái bánh cốm khi con ngồi bên đúng không?

Tôi muốn ông quay lại để được nhường đồ ăn ngon nhất cho ông, để mua đồ cho ông mặc, để được ông chở đi chơi sau mỗi cuối tuần…

Và tôi muốn ông quay lại để được tự hào thốt lên: Vâng, đây là bố tôi đấy, người đàn ông tuyệt vời nhất trên đời, người luôn dành cả cuộc đời để cho chúng tôi!

Điều cuối cùng khi ông quay lại, tôi sẽ nói với ông rằng: Bố ơi, con yêu bố nhất ♥

 

Sưu tầm

Lớn rồi con mới hiểu

Lớn rồi con mới hiểu

Con khóc. Và con nghĩ về mẹ. Từ khi con hiểu được
8-3 là gì? Con đã làm được những gì cho mẹ.
– Ngày cấp 1 con xin mẹ 2.000 đồng để đóng tiền mua hoa cho cô giáo chủ nhiệm. Đi học về thấy mẹ đang bán những tạ than đen nhẻm, cái cân phải luồn đòn gánh vào vì chưa có cân bàn… vai phải mẹ thường đau mỗi tối.
– Ngày cấp 2 con xin mẹ 10.000 đồng để ngoài tiền mua hoa cho cô, còn mua thiếp từ 7/3 hí hoáy cả đêm tô vẽ, tặng những người bạn con yêu thương. Mẹ nằm trên giường vắt tay lên trán: “Tháng này bố mày chắc không được nghỉ phép”…
– Ngày cấp 3 con xin mẹ 50.000 đồng, để cùng các bạn trong lớp cắm trại và liên hoan tới tối muộn mới về. Mẹ đã lau sạch sẽ nhà cửa, mâm cơm tối vẫn còn để gọn gàng thức ăn cho riêng con. 2 thằng em chành chọe nhau mệt rồi lại ôm nhau ngủ..
– Đại học. Con là cán bộ lớp, con chúc mừng nhiều người lắm, bạn bè, cô giáo, những cô bác con quen…những ngôn từ dí dỏm và đặc biệt dành riêng từng người. Mẹ điện thoại lên và nói những điều như ngày nào cũng điện để nói: “Đi ngủ nhớ mắc màn, tối nhớ cài cửa thật kỹ, ngủ sớm đi”.

Con chưa bao giờ nói được một câu chúc mẹ.

Nhưng… mẹ biết không, con luôn nghĩ tới mẹ đầu tiên. Con luôn thế. Ngày bé, có lần con làm tặng mẹ bài thơ nhưng không dám đưa, có lần mua hoa tặng mẹ rồi lại đưa cho đứa bạn về… cắm. Có lẽ do mình ở quê mẹ nhỉ? Ở quê những bà mẹ đầu tắt mặt tối, chẳng chồng con nào tổ chức ngày của mẹ, ở quê… khi mà 1 người con nói ra từ: Con cảm ơn mẹ, con yêu mẹ là điều không tưởng… những đứa trẻ chỉ biết khóc khi mẹ ốm, chỉ biết làm giúp mẹ khi mẹ đau, và chỉ biết chịu những trận đòn đôi khi oan uổng vì mẹ đang quá mệt mỏi khi có điều gì tệ hại lắm xảy ra…
Con lên thành phố- Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ mặc váy và đi dép cao. Họ bước những bước đi uốn dẻo nhẹ nhàng lịch lãm, không vội vã, tất bật như mẹ. 8h tối họ trang điểm và đi cafe, mẹ cơm nước, giặt giũ và mắc màn cho chúng con ngủ.
– Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ nói về mooda, về khiêu vũ, về những chuyến công tác đi mệt lử nhưng biết nơi này, nơi kia, biết món này món kia. Còn mẹ của con, khi con điện thoải về hỏi: Mẹ ơi con ghẹ là con gì mẹ nhỉ? có người nói với con là con ghẹ ăn ngon. Mẹ trả lời: “Mẹ cũng không rõ lắm, hình như nó giống con hến, con ngao”… Và khi con được biết về con ghẹ. Con khóc.
– Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Chồng họ chở đi siêu thị mỗi tuần, và đi mua cho những bộ quần áo đẹp. Vậy mà những lúc chán chồng, họ đi ra phố phường với đám bạn, và vào vũ trường, vào cafe. Còn mẹ, mẹ khóc mỗi khi bố làm mẹ buồn. Và mẹ nói với chúng con: “Chỉ mẹ được nói bố, chúng mày là con dù bố mẹ có sai đến thế nào cũng không có quyền nói… “.
Mẹ của con. Lúc này con nhớ về tuổi thơ con. Quãng đời con trải qua bên mẹ. Chúng con luôn có mẹ ở bên. Và bố cũng thế, bố gọi điện thoại mỗi ngày mẹ nhỉ, và bố gặp lần lượt từ mẹ tới 3 đứa con… Bố mỗi tháng về 1 lần. Chúng con lớn lên, đứa nào cũng sáng sủa khôn ngoan, ai cũng khen mẹ thật giỏi, bố thật may vì có mẹ…
Bố con cũng là một người đàn ông tuyệt vời phải không mẹ. Dẫu đôi lúc bố làm mẹ buồn, nhưng con người có ai hoàn hảo đâu? con cũng thấy xấu hổ lắm, khi con, khi em con, chẳng ngoan như những gì mẹ đã chờ mong.
Mẹ. Mẹ ngủ đi, đừng thức nữa, sao giấc ngủ mẹ chẳng sâu thế. Sao sau 1 đêm mắt mẹ càng quầng? Sao mẹ hay ốm đau?
Mẹ. Con yêu mẹ. Con yêu mẹ. Và con sẽ sống thật tốt như những gì bà ngoại đã dạy mẹ để mẹ dạy con. “Sống không quỵ lụy ai, không hài lòng và không giả dối”.
Con đã lớn khôn, con đã trưởng thành, nhưng những tối rúc đầu vào nách mẹ mà ngủ vùi, tới sáng vẫn dang chân tay trên giường ngon giấc… còn mẹ đã nấu xong bữa sáng. Con bỗng thấy mình như một công chúa nhỏ, thấy con là người hạnh phúc nhất thế gian, vì tất cả những gì bố mẹ dành cho chị em con, là những điều con không mong gì hơn thế nữa. Đêm nay con chúc mẹ ngủ ngon, và bố ở nơi xa sẽ luôn mơ về mẹ!

 

Sưu tầm

Bát cháo của bà nội

Hôm nay con nấu bát cháo đường. Chẳng hiểu sao bưng bát cháo lên, ăn được một miếng mà con không thể nào cẩm nổi nước mắt. Bát cháo đường không phải không ngon, không phải khó nuốt mà nó làm con nhớ đến bà.
Con nhớ những ngày này của 3 năm về trước, mỗi buổi trưa con đi học về, đói, mệt chưa có gì ăn bà lại cho con bát cháo đường bà đã nấu từ sáng. Bát cháo đặc quánh, sánh ngọt mát và mặc dù đã nguội ngắc nhưng mùi thơm của gạo nếp quện với đường khiến dạ dày con sôi sùng sục khi ngửi thấy. Lần nào cũng vậy, bà múc cháo vào chiếc bát nhỏ xíu, cháo ít con chỉ húp hai lần là hết sạch. Nhưng con vẫn thích lắm. Bát cháo của bà có vị đặc biệt mà chưa ai có thể nấu được như thế bà ạ. Không quá nhão, không nhiều nước, nhưng cũng không quá sệt. Cháo bà nấu mang vị ngọt ngào của yêu thương, đây cũng là vị làm con nhớ nhất, làm con cảm thấy ấm áp nhất nhưng lại là điều làm con ân hận nhất. Con ân hận vì con nhận ra những yêu thương của bà quá muộn.

Ngày bà còn sống con chỉ biết ăn cháo bà nấu mà chưa có một lời cảm ơn đến bà. Con chỉ biết ăn cháo ngon lành, biết quên đi cái đói mà không biết cả sáng bà hì hục bên bếp nấu cho con ăn.

Con chỉ biết than phiền, chê oải chê oai khi không may trong bát cháo có lẫn ít tro bếp mà không biết rằng bà đã đỏ sọng hai mắt vì khói, vì bụi.

Con chỉ biết ăn cháo thật nhiều như nó là sở thích của mình mà không biết bà đã phải ăn ít đi mỗi lần nấu để cho con.

Con chỉ biết ăn cháo bà nấu khi bà còn khỏe mà chưa một lần nấu cho bà bát cháo nào khi bà ốm nằm đấy.

Con chỉ biết ăn thột ngon, thật lo và đến trường với niềm vui của con mà không dành nhiều thời gian hơn nữa bên bà khi bà bệnh nặng.

Để rồi…

Con khóc thật nhiều khi bà ra đi.

Con ngất đi và chỉ muốn kéo cỗ xe đò lại khi mọi người tiễn đưa bà.

Con bất lực khi nhòa qua những giọt nước mắt, họ đắp đất, chôn cất bà nơi đồng hoang.

Con ân hận thật nhiều khi nhận ra con đã bỏ qua bao yêu thương của bà.

Con giận mình khi đã vô tâm mà sống quên rằng con có bà nội lúc nào cũng đầy ắp quan tâm dành nơi con.

Mất bà rồi con mới biết con đã nghiện bát cháo đường ấy như thế nào. Mất bà con mới biết con cần có sự quan tâm, dạy dỗ của bà biết bao nhiêu. Mất bà con mới biết con đã mất ngàn vạn yêu thương mà không bao giờ con lấy lại được.

Con vẫn biết chẳng bao giờ con được ăn bát cháo mang hương vị đặc biệt ấy nữa. Nhưng con biết yêu thương của bà vẫn còn bên con, đi cùng con trên mọi nẻo đường đời. Bên thế giới khác, bà vẫn dõi theo con bằng ánh mắt trìu mến bà nhỉ. Con sẽ cố gắng học tập và sống tốt để xứng đáng với những mong mỏi của bà. Và con sẽ nhớ mãi bát cháo ấy, ‘bát cháo yêu thương của bà’.