Posts Tagged ‘điểm thi vào trần đại nghĩa năm 2012’

Túi gạo

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.

Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.

Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

– Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.

– Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.

Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…

Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…

Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:

-Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

Chị cẩn thận tháo túi.

Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:

-Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa lắc đầu.

– Nhận vào.

Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:

-Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?

-Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.

Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.

~*~

Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:

– Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?

– Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế ! Người phụ nữ bối rối.

– Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào ! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

~*~

Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:

– Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !

Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.

Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.
Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.

– Thưa với thầy, gạo này là do tôi… Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm… Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !

Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng,ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.

Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :

– Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.

Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:

– Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.

Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.

Lòng thầy xót xa.

Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.

Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.

Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.

Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.
Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.

Thầy nói:

– Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.

Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.

– Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…

Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả,mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.

Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.
Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:

– Mẹ ơi ! Mẹ của con…

 

Sưu tầm

Lớp 4: Tả cảnh bình minh nơi em sống

Đây là một số bài văn hay tả cảnh bình minh, các em hãy đọc thật kỹ và học hỏi cách dùng từ ngữ cũng như các biện pháp nhân hoá đặc trưng trong từng bài để làm một bài văn thật hay.

Bài 1: 

Ò ó o………
Tiếng gà
Tiếng gà.

Ngày nào cũng vậy, chú gà trống chăm chỉ thức dậy sớm hơn bà con trong xóm, đánh lên những tiếng chuông báo thức một ngày mới đã đến, lật giở thêm một trang nữa của cuộc sống. Tiếng gà “giục quả na, mở mắt tròn xoe, giục hàng tre, đâm măng nhọn hoắt…” Mặt trời cũng giật mình thức dậy, màn đêm vội chạy đi ẩn nấp, những tia nắng ấm áp dần xuất hiện nhảy múa trên bầu trời cao rộng.
Một ngày mới bắt đầu.

Nắng len lỏi vào cửa sổ từng căn nhà, mọi ngóc ngách trong ngôi làng nhỏ.
Ngoài kia, bên chiếc ao làng, chị Gió vẫn lặng im không nói một tiếng nào, mặt nước không một bóng chim bay. Thỉnh thoảng thấy vài chú nhện nước lướt trên mặt ao như những nghệ sĩ trượt băng chuyên nghiệp. Mấy con chuồn chuồn ớt bay đi bay lại quanh mấy chiếc cọc. Vũ trụ khoác trên mình chiếc áo màu xanh trắng khổng lồ mà quyến rũ. Những đám mây bàng bạc khẽ chuyển mình mà không ai hay, nó đang chuyển động, một cách lặng lẽ, nhả ra hơi thở của vùng thôn quê dân dã. Tôi cảm thấy cuộc sống đi qua một cách chậm chạp.

Cả ngôi làng bỗng trở nên ồn ào. Ai cũng có việc để làm, sự bận rộn cũng làm con người ta yêu đời hơn, yêu cuộc sống hơn, trong nhân gian còn đầy biến động, thăng trầm. Tôi thấy những cô cậu học trò nhỏ xíu vai mang ba lô lóc cóc đến trường, nhìn mà thèm ghê! Ước gì tôi có thể trở lại một thời trẻ con, để kéo cuộc sống chậm lại. Hát cùng các bạn bài hát quốc ca quen thuộc. Tôi thấy cả một cánh đồng lúa xanh rì đang vươn mình đón ánh ban mai. Tôi thấy những chú ve sầu đang đồng thanh ca lên những bản nhạc bất tận của đồng quê.

Một buổi sáng tươi đẹp đang bắt đầu trên quê huương tôi. Mang theo đó là những niềm tin, hi vọng về một cuộc sống tươi đẹp chốn làng quê thanh bình !

 

Bài 2:

Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phòng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Bài 3: 

Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp.
Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.
Mặt trời lên, màn sương tan dần. ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ.
Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ớt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.
Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Bài 4:

Một năm học đã kết thúc, em hân hoan khi được mẹ đưa về thăm quê ngoại. Em đã thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn trề sức sống của buổi sáng tinh khôi.
Trời hãy còn sớm mà em đã thức dậy, chạy ùa ra sân. Khí trời còn se lạnh. Làn gió thổi nhè nhẹ khẽ lay động những giọt sương mai còn e ấp trong chiếc lá non mơn mởn. Cả xóm làng như bồng bềnh trong biển sương và làn khói trắng cả hai đang quyện vào nhau để tạo nên nhứng dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rồi lan toả nhanh khắp cả cánh đồng. Mới sáng mà những cây lúa đang thì con gái đã ngả đầu vào nhau thủ thỉ trò chuyện. Đồng lúa trông như một tấm thảm nhung mượt mà đang nhấp nhô theo làn gió. Ở tận chân trời phía đông, những tia nắng yếu ớt đang cố gắng xuyên qua hàng bạch đàn thẳng tắp ven đường , ánh sáng rực rỡ muôn vàn màu sắc. Những giọt sương bắt đầu tan dần trong những tia sáng dịu dàng của buổi bình minh. Ánh nắng chan hoà, đồng lúa trông như một bức tranh tuyệt mỹ. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở bầu không khí trong lành và thấy tim mình đập rộn lên một niềm vui phơi phới
Ông mặt trời đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng xoá xoè rộng ánh sáng xuống vạn vật. Cả xóm làng như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng vang rộn âm thanh thánh thót của những chú chim vùa thức dậy đã rủ nhau bay liệng và hát ca. Thấp thoáng ở đằng xa là bóng những chiếc áo của bà con nông dân đang làm cỏ. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở đồ hoà lẫn với tiếng lội nước bì bõm của các cô chú làm không khí của cánh đồng thêm nhộn nhịp.
Rảo bước trên bờ kênh nhỏ em cảm thấy khoan khoái vô cùng. Dòng nước lấp lánh ánh nắng trời như một tấm gương. Thỉnh thoảng một vài chú đòng đong nhảy lên rồi vội vàng lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn cứ lan rộng ra. Đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên con đưòng ven làng phá tan không khí yên lặng. Em chạy vội vào khu vườn nhà tràn ngập nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh rờn, mái đầu bạc của ngoại đang lúi húi bắt sâu. Những buổi bình minh thật đẹp nơi thôn dã ấy là những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời em. Em vẫn luôn muốn được về quê ngoại để có dịp thưởng thức những buổi sáng như vậy!

Thông báo khai giảng các lớp ôn thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa

Xin kính chào Quý Phụ huynh,

Hiện các lớp ôn thi của chúng ta đã đụơc khởi động lại.  Tôi xin thông báo tình hình lớp học để Quý Phụ Huynh có thể nắm rõ:

Lớp 4: tối 3 -5 -7 từ 19h30 đến 21h.

Lớp 5: tối 4 – 6 từ 19h30 đến 21h và chiều t7 từ 14h30 đến 17h30

Học phí:

Lớp 4 : 900 .000 đồng / tháng

Lớp 5 : 1. 000. 000 đồng/ tháng

Học phí đóng đầu tháng.

Trong thời gian tới các lớp ôn thi sẽ tiếp tục đụơc khai giảng. Quý Phụ huynh múôn đăng ký vui lòng liên hệ với tôi để sắp xếp thời gian cho các cháu làm bài kiểm tra chất luợng.

Xin cảm ơn Quý Phụ huynh đã tin tuởng, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự thành công trong tuơng lai của các bé!

MS. Huơng

ĐT:  0906601757

Email: boiduongvanhoaTDN@gmail.com

Về việc: Kiểm tra chất lượng đầu vào ngày 16-17/3/2013

Xin kính chào quý Phụ huynh,

Hôm nay ngày 16/3 lớp chúng ta đã bắt đầu khởi động lại sau một thời gian nghỉ ngơi. Chiều hôm nay các bé lớp 4 và lớp 5 sẽ được làm bài kiểm tra chất lượng đầu vào vào lúc 15h. Quý Phụ huynh muốn đăng ký thi thử vui lòng gọi cho tôi theo thông tin liên lạc bên dưới để được sắp xếp thời gian. Kỳ kiểm tra này không những đánh giá được năng khiếu của bé mà còn có thể đánh giá được khả năng thi đậu vào trường hay không, do đó nếu Quý Phụ huynh có thời gian có thể sắp xếp cho bé đến làm thử.
Sáng mai vào lúc 9h sáng chúng ta sẽ có 1 đợt kiểm tra thêm dành cho các bé không có thời gian vào thứ 7, Quý Phụ huynh có thể đăng ký.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tin tưởng của Quý Phụ huynh trong thời gian qua, hi vọng tôi có thể góp một phần nhỏ bé của mình trong tương lai thành công của các cháu!
Thông tin liên lạc:
Ms. Hương
ĐT: 0906601757
Email: boiduongvanhoaTDN@gmail.com
Thân ái!

Tư liệu: Trạng Nguyên Việt Nam qua các thời đại

Để có tư liệu tốt khi làm văn và kể chuyện, chúng ta nên tìm hiểu về những nhân vật lịch sử có thật và đáng tự hào của Dân tộc, các em hãy tham khảo danh sách các vị trạng nguyên đụơc lưu danh thiên sử và ghi tên vào bia tiến sĩ trong Văn Miếu Quốc Tử Giám sau:

 

1) Lê Văn Thịnh (1038- ?)
Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang . Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự
2) Mạc Hiển Tích ( ? – ? )
Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Hưng ). Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông. Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư ( Mạc Đỉnh Chi là cháu 5 đời của ông).

3) Bùi Quốc Khái ( ? – ? )
Người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Tỵ niên hiệu Trịng Phù thứ 10 (1185), đời Lý Cao Tông. Ông đỗ cao và được nhận chức Nhập thị Kinh diên ( dậy Thái tử và hâù vua học )

4) Nguyễn Công Bình ( ? – ? )
Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phú ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu niên hiệu Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .

5) Trương Hanh ( ? – ? )
Người làng Mạnh Tân ( Yên Tân ), huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng , Hải Dương (huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Kiên Trung thứ 8(1232), đời Trần Thái Tông . Làm quan đến Thị lang, Hàn lâm Học sĩ .

6) Nguyễn Quan Quang ( ? – ? )
Người xã Tam sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc( huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Ngọ(1234). Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không .

7) Lưu Miễn ( ? – ? )
Còn có tên Lưu Miện, không rõ quê quán. Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi niên hiệu Thiên Ứng – Chính Bình thứ 8 (1239), đơì Trần Thái Tông. Làm quan tới chức Hàn lâm Thị độc .

8) Nguyễn Hiền ( 1234 – ? )
Người xã Dương A, huyện Thượng Hiên` , sau đổi là Thượng Nguyên ( nay là huyện Nam Ninh, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì , niên hiệu Thiên Ứng-Chính Bình thứ 16( 1247), đời Trần Thái Tông. Khi ấy ông mới 13 tuổi, vì còn thiếu niên vua cho về quê 3 năm tu dưỡng . Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lân` .

9) Trần Quốc Lặc ( ? – ? )
Người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng ( nay là huyện Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông. Làm quan đến Thượng thự Sau khi mất, vua phong làm Phúc thân`, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương .

10) Trương Xán ( ? – ? )
Người xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch , châu Bố Chính ( nay thuộc tỉnh Bình Trị Thiên ). Đỗ Trại Trạng nguyên, cùng khoa với kinh Trạng nguyên Trần Quốc Lặc năm 1256, đời Trần Thái Tông. ( Thời Trần nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng nguyên thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hoá trở vào gọi là Trại). Về tri thức đều phải giỏi như nhau .

11) Trần Cố ( ? – ? )
Người xã Phạm Triền , huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng ( nay thuộc huyện Ninh Khanh, Hải Hưng ). Đỗ Kinh Trạng nguyênkhoa Bính Dần niên hiệu Thiệu Longthứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông. Làm quan đến Hiến sát sứ .

12) Bạch Liêu ( ? – ? )
Người xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu( nay thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh ). Đỗ Trại Trạng nguyên cùng khoa với Kinh Trạng nguyên Trần Cố khoa Bính Dần. Sau khi qua đời được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương.

13) Lý Đạo Tái ( 1254 – 1334 )
Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Than`h , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý, niên hiệu Nguyên Phong thứ 2 ( 1252 ), đời Trần Thái Tông. Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau , ông bỏ quan đi tu ở chuà Quỳnh Lâm ( Hải Dương cũ ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông ( tổ thứ nhất ) rất trọng . Năm 1317, Pháp Loa ( vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoan`g ( tổ thứ nhất ) truyền cho . Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả . Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm ” Trần triều thế phả hành trạng ”

14) Đào Thúc ( ? – ? )
Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn ( nay thuộc tỉnh Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông . Không rõ ông làm quan đến chức gì. Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thân` tại địa phương .

15) Mạc Đỉnh Chi ( 1272 – 1346 )
Có tên tự 9 tên chữ ) là Tiết Phu, người làng Lũng Động. Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), đời Trần Anh Tông. Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ), đi sứ nhà nguyên 2 lần. Thân hình xấu xí, tính giản dị thanh liêm, minh mẫn , đối đáp nhanh . Khi vào thi Đình, vua thấy ông quái dị , tỏ ý không hài lòng. Ông liền làm bài ” Ngọc tỉnh liên phú ” ( bài phú hoa sen trong giếng ngọc ) để tỏ chí mình. ” Ngọc tỉnh liên phú “, thơ và câu đối cu/a ông vẫn còn truyền tới ngày nay trong sách “Việt âm thi tập” và ” Toàn Việt thi lục “.

16) Đào Sư Tích ( ? – ? )
Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân , sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường ( nay thuộc huyện Nam Ninh , Hà Nam Ninh ). Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Làm quan Tả tư lang trung, Nhập nội Hà khiển Han`h khiển . Vua sai ông chép sách ” Bảo hoà điện dư bút “. Thời Hồ Quý Ly, bị giáng xuống Trung tư thị lang, Tri thẩm hình viện sự. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm Than`h hoan`g, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm Thượng đẳng thân`.

17) Lưu Thúc Kiệm ( ? – ? )
Người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Am, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn niên hiệu Thánh nguyên thứ nhất (1400), đời Hồ Quý Lỵ Làm quan đến Hàn Lâm trực học sĩ. Ông giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng. Ông là bạn cùng khoa với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên … Họ đều phục tài năng mẫn cán và đức tính liêm khiết của ông.

18) Nguyễn Trực ( 1417 – 1474 )
Có tên chữ là Công Dĩnh, tên hiệu là Hu Liêu, người làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc huyện Thanh Oai , Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442), đời Lê Thái Tông. Làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng, đi sứ nha Minh gặp khi thi hội, ứng chế ông lại đỗ đầụ Người đương thời gọi ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên- Trạng nguyên hai nước . Hiện còn 3 tác phẩm : Bảo anh lương phương ( y học ), Hu Liêu tập (văn), và Ngu nhàm (văn).

19) Nguyễn Nghiêu Tư ( ? – ? )
Có tên hiệu là Tùng Khê, thuở nhỏ còn có tên tục là Lợn vì đẻ tháng Hợi, người xã Phú Lương , huyện Võ Giàng , phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông. Làm quan An phủ sứ, Hàn lâm trực học sĩ. Đi sứ nhà Minh rồi được thăng lên Lại bộ Thượng thư .

20) Lương Thế Vinh (1441 – ? )
Có tên chữ là Cảnh Nghị , hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Vụ bản, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), đời LêThánh Tông. Làm quan các chức: Trực học sĩ viện Hàn lâm, Thị thư, Chưởng viện sự. Ông chẳng những giỏi văn còn giỏi toán nên người đương thời gọi ông là Trạng Lường .

21) Vũ Kiệt ( ? – ? )
Người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1473), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư .

22) Vũ Tuấn Thiều ( 1425 – ? )
Người làng Nhật Thiều, huyện Quảng Đức, phủ Trung Đô ( Nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang.

23) Phạm Đôn Lễ ( 1454 – ? )
Người làng Hải Triều , huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng, trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Thị lang, Thượng thự Ông là tổ sư nghề dệt chiếu cói Hới nổi tiếng của tỉnh Thái Bình .

24) Nguyễn Quang Bật ( 1463 – 1505 )
Người làng Bình Ngô, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( Nay là huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú. Vì trái ý của LêUy Mục nên bị giáng xuống Thưà Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá , và tặng lá cờ thêu 3 chữ” Trung Trạng Nguyên “. Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng .

25) Trần Sùng Dĩnh ( 1465 – ? )
Người làng Đông Khê, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùiniên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Đô ngự sử Thập nhị Kinh diên, rồi được thăng lên Hộ bộ Thượng thự Khi mất được phong cho làm Phúc thân` tại quệ

26) Vũ Duệ ( ? – 1520 )
Còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây( nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầụ

27) Vũ Tích ( ? – ? )
Có sách cho là Vũ Dương, người làng Man Nhuế, huyện Thanh Lâm, Thừa Tuyên , Hải Dương ( nay thuộc huyệ Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Làm quan đến Hàn lâm Thị thư, đi sứ Trung Quốc, được thăng lên Công bộ Thượng thư, tước Hầụ Có chân trong nhóm Tao Đàn thị nhập bát tú của LêThánh Tông .

28) Nghiêm Hoản ( ? – ? )
Còn có tên là Viên, xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), đời Lê Thánh Tông. Ông mất ngay sau khi đỗ, chưa kiệp nhận chức .

29) Đỗ Lý Khiêm ( ? – ? )
Người xã Dong Lãng, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ ( Nay là huyện Vũ Thư , Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời Lê Hiển Tông. Làm quan đến Phó đô Ngự sử. Đi sứ nhà Minh bị mất ở dọc đường.

30) Lê Ích Mộc ( ? – ? )
Người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn ( Nay là huyện Thủy Nguyên , thành phố Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 ( 1502), đời Lê Hiển Tông . Làm quan đến Tả thị lang. Trước khi đỗ đạt , ông ở chùa Diên Phúc, nên đến khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh chùạ

31) Lê Nại ( 1528 – ? )
Có sách chép là Lê Đỉnh, người xã Mộ Trạch , huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng( nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyêhn khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất (1505), đời Lê Uy Mục. Làm qua đến Hộ bộ Thị Lang , lúc mất được tặng tước Đạo Trạch Bá.

32) Nguyễn Giản Thanh ( 1482 – ? )
Người xã Hương Mặc ( Ông Mặc ), huyện Đông Ngàn , phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay là huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 ( 1508), Đời Lê Uy Mục . Làm quan đến Viện hàn lâm Thị thư, kiêm Đông các Đại học sĩ. Đi sứ phương Bắc rồi được thăng lên Thượng thư, Hàn lâm Thị độc Chưởng viện sự, tước Trung Phủ Bá, lúc mất được tăng tước Hầu .

33) Hoàng Nghĩa Phú ( 1479 – ? )
Người xã Lương Xá( sau làm nhà ở Đan Khê ), huyện Thanh Oia , tỉnh Hà Sơn Bình ( nay là xã Đa Sĩ, Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 (1511), đời Lê Tương Dực . Làm quan đến Tham tri chính sự, kiêm Đô ngự sử. Lúc mất được phong làm phúc thần.

34) Nguyễn Đức Lượng ( ? – ? )
Người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên niên hiệu Hồng Thuận thứ 5 (1514), đời Lê Tương Dực. Đi sứ phương Bắc, lúc mất được tặng Thượng thự

35) Ngô Miên Thiều ( Thiệu ) ( 1498 – ? )
Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Dần, niên hiệu Quan Thiệu thứ 3 (1518), Đời Lê Chiêu Tông. Làm quan cho nhà Mạc đến Thượng thư kiêm Đô ngự sử, Nhập thị Kinh diên, tước Lý Khế.

36) Hoàng Văn Tán (? – ?)
Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi, niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 (1523) thời Lê Cung Đế.

37) Trần Tất Văn ( ? – ? )
Người xã Nguyệt Áng, huyện An Lão, phủ Kinh Môn, Hải Dương ( nay thuộc ngoại thành Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526), thời Lê Cung Đế . Thời Mạc, đi sứ phương Bắc, rồi làm đến Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá .

38) Đỗ Tông ( ? – ? )
Người xã Lại Óc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 ( 1529), đời Mạc . Làm quan đến Đông các Đại học sĩ. Lúc mất được truy tặng Hình bộ Thượng thự

39) Nguyễn Thiến ( ? – ? )
Có tên hiệu là Cảo Xuyên , người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam ( nay thuộc tỉnh Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính thứ 3 (1532), đơì Mạc Thái Tông ( Đăng Doanh ). Làm quan đến Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử, tước Thư Quận Công . Thọ 63 tuổi .

40) Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 – 1585 )
Có tên chữ là Hạnh Phủ. hiệu là Bạch Vân tiên sinh , biệt hiệu Tuyết Giang Phu Tử . Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu đại chính thứ 6 (1535), đời Mạc Thái Tông. Làm Đông các Hiệu thư, Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Trình Tuyền Hầu .

41) Giáp Hải ( ? – ? )
Sau đổi tên là Giáp Trưng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn ( nay thuộc huyện Yên Dũng, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ9 (1538), đời Mạc Thái Tông. Làm quan đến Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, tước Kế Khê Bá, Luân Quận Công .

42) Nguyễn Kỳ ( ? – ? )
Người làng Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu , trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Châu Giang, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu , niên hiệu Quảng Hoà thứ nhất ( 1541), đơì Mạc Hiến Tông ( Phúc Hải ). Làm quan đến Hàn lâm Thị thự
43) Dương Phú Tư ( ? – ? )
Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Văn Lâm, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông ( Phúc Nguyên ). Làm quan Tham Chính. Dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn .

44) Trần Bảo ( 1523 – ? )
Người xã Cổ Chữ, huyện Giao Thủy , trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Xuân Thủy, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan Thượng thư, đi sứ phương Bắc, tước Nghĩa Sơn Bá, được tặng Quận Công .

45) Nguyễn Lượng Thái ( ? – ? )
Người xã Bình Ngô, huyện Gia Định , phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Than`h, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 (1553), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan đến Tả thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham Hầu .

46) Phạm Trấn ( ? – ? )
Người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc , phủ Hạ Hồng , Hải Dương ( nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn , niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556), đời Mạc Tuyên Tông . làm quan cho nhà Mạc , khi nhà Mạc mất, cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hạị

47) Đặng Thì Thố ( 1526 – ? )
Người làng Yên Lạc, huyện Thanh Lâm ( nay thuộc huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Mùi , niên hiệu Quang Bảo thứ 6 (1559), đời Mạc Tuyên Tông. Được nhà Mạc rất trọng dụng .

48) Phạm Đăng Quyết ( ? – ? )
Tên lúc nhỏ là Phạm Duy Quyết, người làng Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, Hải Dương ( Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất , niên hiề.u Thuần Phúc thứ nhất (1562), đời Mạc Mậu Hợp . Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê Hầu .

49) Phạm Quang Tiến ( ? – ? )
Người làng Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565), đời Mạc Mậu Hợp. Mất trên đường đi sứ Trung Quốc .
50 ) Vũ Giới ( ? – ? )
Người xã Lương Xá, huyện Lương Tài , trấn Kinh Bắc ( Thuận Thành, Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577). Làm quan đến lại bộ Thượng thự

51) Nguyễn Xuân Chính ( 1587 – ? )
Người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang. Được tặng Thượng thư, tước Hầụ

52) Nguyễn Quốc Trinh ( 1624 – 1674 )
Người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng ( nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì , Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ Thanh ,bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thân`.

53) Đặng Công Chất ( 1621 – 1683 )
Người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661). Làm quan đến Thượng thư bộ Binh , bộ Hình. Lúc mất được tặng Thiếu Bảo, tước Bá.

54) Lưu Danh Công ( 1643 – ? )
Người làng Phương Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam ( Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời Lê Huyền Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .

55) Nguyễn Đăng Đạo ( 1650 – 1718 )
Sau đổi tên là Liên, người làng Hoài Bão, huyện Tiên Sơn, trấn Kinh Bắc nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ 4 (1683), đời Lê Hy Tông. Làm quan đến Hữu thị lang bộ Lại, Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Bá. Đi sứ Trung Quốc, lúc mất được tặng Thượng thư bộ Lại, Thọ Quận Công .

56) Trịnh Huệ ( 1701 – ? )
Có tên hiệu là Cúc Lam, người xã Sóc Sơn, huyện Quảng Hóa, Thanh Hoá ( nay thuộc huyện Quảng Xương, Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), đời Lê Ý Tông. Làm quan Tham tụng rồi được thăng lên Thượng thư bộ Hình, Quốc Tử Giám Tế Tửu ( thời Trịnh Doanh ).

Trịnh Huệ là Trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam .

ÔNG TRẠNG NỒI

Thuở xưa, có một chàng trai nhà nghèo lắm, hằng ngày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học. Chàng rất thông minh và ham học.

Năm ấy, nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài. Chàng học trò nghèo kia ngày đêm miệt mài đèn sách , nhiều bữa quên ăn. Thường đến bữa cơm, chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong, là chạy sang muợn nồi ngay. Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi trước khi đem trả.

Ngày thi đến. Chàng ung dung đến trường thi. Ngày yết bản, tên chàng được xếp đầu bản vàng, chàng đỗ Trạng Nguyên.Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho quan trạng và các vị đỗ đạt . Tiệc xong, nhà vua vời quan trạng đến phán hỏi:
– Nay nhà ngươi đã đỗ Trạng Nguyên, tiếng tăm lừng lẫy, ta muốn giữ lại đây để phò vua giúp nước . Trước khi nhà ngươi nhận việc, ta cho phép về tạ ơn tổ tiên, thăm làng xóm họ hàng. Ta muốn ban thưởng cho nhà ngươi một số vật báu, cho phép nhà ngươi chọn lấy.
Nhà vua và các quan rất đổi ngạc nhiên khi quan trạng tâu lên:
– Tâu bệ hạ ! Thần chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ .
Hôm sau, quan trạng lên đường về thăm quê mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng nhà vua ban .

Tin người học trò nghèo đỗ Trạng Nguyên bay về làng làm nức lòng mọi người. Dân làng treo cờ, kết hoa, nổi chiêng trống đón quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ.
Về đến đầu làng, quan trạng xuống kiệu, chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi tay cầm chiếc nồi đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia. Dân làng lũ lượt đi theo. Thấy quan trạng đến, chủ nhà vội vàng ra chào đón. Quan trạng nói :
– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.
Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng vừa bối rối, nghĩ thầm: ” Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế !” Dân làng cũng nghĩ như vậy. Như đoán biết ý nghĩ mọi người, quan trạng mĩm cười, thong thả nói:
– Hồi đó vì nghèo, trong thời gian ôn thi, tôi không có thì giờ đi kiếm gạo, nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đỗ đạt rồi, tôi có chút quà mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì !

Chủ nhà và dân làng nghe nói, rất xúc động và cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.

Ông Trạng Nguyên trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch , một người nổi tiếng thời trước của nước ta.

Một số điều cần lưu ý trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa năm học 2013-2014

Vài điều cần lưu ý với quý Phụ huynh và các em học sinh như sau:

– Thứ nhất, năm nay điểm số môn tíêng Anh là hệ số 1. Chuơng trình thi sẽ tuơng đuơng với chuơng trình Cambridge Flyers, các dạng thi hòan toàn giống với phần Reading and Writing nên quý Phụ huynh có thể cho các bé ôn tập kỹ trong sách.

– Thứ hai, chuơng trình luyện thi môn Toán bao gồm những dạng cơ bản và thêm vào một số dạng toán thông minh. Tôi xin tóm tắt các dạng toán các bé nên ôn thật kỹ trúơc khi búơc vào kỳ thi:

Dạng 1: Trung bình cộng

Dạng 2: Tổng – tỷ

Dạng 3: Hiệu – tỷ

Dạng 4: Tổng – hiệu

Dạng 5: Năng suất ( tỷ lệ thuận – nghịch)

Dạng 6: Tuổi tác

Dạng 7: Chuyển động

Dạng 8: Cấu tạo số tự nhiên

Dạng 9: Tính toán số học

Dạng 10: Hình học

Dạng 11: Toán thông minh ( giả thiết tạm, phương pháp khử,…)

 

– Thứ ba, môn Tiếng việt có thể năm nay chủ yếu  viết văn và cảm thụ văn học chiếm đa số các câu hỏi nên đòi hỏi khả năng cảm nhận và kiến thức của các bé phải ” sâu” và ” rộng”. Phụ huynh nên cho các bé đọc thêm nhiều tác phẩm, nhiều truyện thiếu nhi,…. để tăng vốn từ cũng như làm nổi bật thêm văn phong cho bé. Sau 2 năm chú trọng phát triển môn Văn, trong thời gian tới tôi sẽ viết thêm nhiều bài viết nhằm định húơng cũng như hỗ trợ cho các bé phát triển môn này. Và theo xu húơng chung, trong những năm tới đây, môn Văn sẽ trở thành môn quyết định khả năng thi vào trùơng của bé. Mong quý vị lưu ý.

Một vài lưu ý hi vọng sẽ giúp quý Phụ huynh kịp thời điều chỉnh huớng đi cho con em mình cũng như nhận định rõ hơn về môi trùơng thi vào trùơng Trần Đại Nghĩa!

Một chút tản mạn

Tôi là một ngùơi yêu Toán mang trong mình dòng máu yêu Văn…lớp 5 thi học sinh giỏi Văn, đùng 1 cái lớp 9 đăng ký thi Toán. Lớn lên tôi quyết định theo học ngành Toán – Tin, đối với 1 đứa con gái có lẽ đây là quyết định cũng có phần hơi khắc nghiệt, thú thật ngày trúơc tôi đam mê Lập trình hơn là học Toán. Trong cái lớp đông nghịt toàn con trai ấy tôi cũng đụơc xem như có 1 chút ” bản lĩnh”- một nhóm truởng ” tàn ác và khắc nghiệt”, đối với tôi deadline, công việc, bận rộn quan trọng hơn những phút giây học trò, những cuộc hẹn hò bè bạn, những niềm vui cuộc sống. Thế nhưng khi vấp ngã, khi gặp phải những sóng gió, tôi ngộ ra rất nhiều điều…..cuộc sống như một cơn gió , đưa ta đến những chân trời mới, không phải chỉ có công việc- chúng ta phải biết ” cảm” và ” thụ”. Suốt một năm qua tôi ở nhà, đi học, tìm lại những ký ức sinh viên mà trúơc đây vô tình đã đánh mất, “cảm” đụơc rất nhiều thứ bỗng tâm hồn cũng trở nên thi vị hơn, nhẹ nhàng hơn.

Cảm ơn những thất bại, những vấp ngã đã dạy cho tôi nhiều bài học, cho tôi trủơng thành thật sự, và cho tôi biết cố gắng đứng lên từ thất bại. Tôi mong muốn đụơc mang tất cả kiến thức, tất cả kinh nghiệm tôi từng trải qua để giúp học trò mình thành công, đứng vững trên con đuờng tuơng lai rộng mở. Cảm ơn quý vị Phụ huynh đã tin tuởng tôi súôt bao năm qua. Trong năm mới này tôi có rất nhiều dự định, rất nhiều hoài bão và một lần nữa tôi rất mong nhận đụơc sự tin tuởng và ủng hộ của quý Phụ huynh cùng sự thuơng yêu của các em học sinh yêu dấu.

Chúc mừng năm mới 2013

Thế là một năm mới đã đến. Nhân dịp năm mới 2013, tôi xin kính chúc gia đình quý Phụ huynh năm mới tràn đầy hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Các em học sinh thân yêu trong năm mới hãy cố gắng học tập, nghe lời cha mẹ thầy cô, hay ăn chóng lớn. Thành công sẽ đến với những người biết cố gắng!!!!

… Xuân men qua lối nhỏ

Hoa thẹn thùng đưa hương

Chiều sót vài giọt nắng

Dịu dàng trôi lang thang

Em về bước nhẹ nhàng

Trên triền xanh của cỏ

Con dế mèn tuổi nhỏ

Giương râu nhìn vu vơ

Đừng vút những vần thơ

Của một thời thương nhớ

Chút giận hờn vô cớ

Đừng để gió mang đi…

Em hãy tả cảnh truờng em lúc tan truờng

Đề bài: Em hãy tả cảnh trùơng em lúc tan truờng

Bài lam:

“Tùng…tùng..tùng!!” tiếng trống truờng dồn dã như báo hiệu một ngày học tập mệt mỏi cũng kết thúc.

 

Từ các lớp học, học sinh ùa ra như bầy chim vỡ tổ, hôm nay mẹ đến đón muộn nên tôi cũng không vội vã chạy ra cổng truờng như mọi hôm. Từ trúơc đến giờ tôi chưa bao giờ nhận ra cảnh tan trùơng lại náo nhiệt đến thế. Từ trên cao nhìn xuống, những mái đầu đen chen chúc nhau chạy ùa ra cổng như bầy chim non đang tìm về vòng tay ấm áp của bố me, tìm về ngôi nhà thân yêu. Vì tôi học lớp 5 nên lớp chúng tôi đụơc xếp tên tầng cao nhất, đây cũng là cơ hội cho tôi đụơc ngắm toàn cảnh mái trùơng thân yêu này. Giờ tan trùơng có lẽ là thời gian náo nhiệt nhất trong ngày, các em học sinh lớp một tụ lại thành từng nhóm khoe nhau bài kiểm tra đụơc điểm cao, các bạn học sinh lớp năm khác thì đang cuời chào nhau vui vẻ trúơc khi ra khỏi cổng. Tiếng cuời đùa, tiếng nói chuyện cùng với tiếng xe cộ rất ồn ào nhưng thật vui tai. Bên ngoài cổng trùơng, hoà vào dòng xe cộ đông đúc là những chiếc xe của phụ huynh lần luợt nối đuôi nhau chạy ra khỏi khu vực đậu xe. Dù học sinh đông là thế, xe của phụ huynh đông là thế nhưng nhờ sự húơng dẫn của bác bảo vệ mà từng chiếc xe đụơc xếp ngay ngắn trông rất lịch sự. Những khóm hoa, những cây cổ thụ duờng như  mệt mỏi sau một ngày trông nom các em học sinh nên cũng đang dần khép cánh nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày mai bận rộn. Nhìn thấy các em học sinh lớp 1 tôi chợt nhớ kỷ niệm năm nào khi vừa bỡ ngỡ búơc chân vào truờng. Thấm thoắt năm năm tiểu học cũng sắp hết. Biết bao kỷ niệm gắn bó cùng mái truờng thân yêu vẫn đọng mãi trong lòng tôi. Ngày ấy tôi là một học sinh rất nhút nhát, mỗi lần ra về tôi đều nắm tay cô giáo đi đến tận cổng truờng đón mẹ, ôi nhớ làm sao!

Sân trùơng cũng dần thưa nguời, nắng chiều đọng lại từng giọt như màu mật, vàng óng nhưng không chói chang. Bác mặt trời cũng dần lặn xuống để màn đêm từ từ hiện rõ hơn. Mọi thứ chìm vào tĩnh lặng, sân trùơng bỗng mang một nét hoài cổ rất lạ, tôi nghĩ về ngày mai không còn đụơc học ở đây, không còn đụơc nghe tiếng thầy cô thân yêu giảng bài, mà búơc vào một mái trùơng mới, thầy cô mới, bạn bè mới. Cảm xúc thật khó tả. Chợt tiếng mẹ gọi như đánh thức tôi giữa con mơ , tôi chạy vụt tới mẹ như cố tìm một hơi ấm chở che.

Rồi mai đây, tôi cũng sẽ lớn lên và phải búơc vào cấp học mới, nhưng tình cảm và sự quan tâm mà các thầy cô nơi đây đã dành cho tôi sẽ luôn luôn trong tâm trí, trong trái tìm tôi mang theo suốt đời. Ôi yêu lắm! Thầy ơi, cô ơi..những gì em đụơc học duới mái truờng này sẽ luôn là hành trang tiếp búơc cho em trong tuơng lai. Em xin hứa sẽ mãi là nguời trò giỏi, con ngoan để khi về thăm lại thầy cô, em sẽ luôn là niềm tự hào trong sự nghiệp trồng nguời, là hat giống tốt mà các thầy cô đã uơm mầm nuôi duỡng.